Tìm hiểu: Chương trình Đào Tạo
Thạc Sĩ Kinh tế xây dựng
Thạc Sĩ Kinh tế xây dựng là ngành kết
hợp giữa lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và quản lý xây dựng với những công việc cụ
thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư
công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây
dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng.
Ngành xây dựng đang phát triển mạnh mẽ,
các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng từ quy mô lớn
đến nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ, kiến thức chuyên ngành
cao, đặc biệt là năng lực tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật và quản lý xây dựng. Vì
vậy, có bằng Thạc sĩ kinh tế xây dựng sẽ tạo cơ hội lớn cho sự nghiệp của người
học.
I/ Thạc sĩ Kinh tế xây dựng là gì?
Chương trình đào tạo thạc sĩ đã và đang
được triển khai ở tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề. Thông qua chương trình này,
đội ngũ nhân sự chất lượng cao được hình thành góp phần chung tay đưa đất nước
ngày một đi lên. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế xây dựng không nằm ngoài ngoại
lệ.
Kinh tế Xây dựng là ngành học kết hợp
giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài
chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình
xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công
trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; kiến thức vật liệu, thiết
kế, kỹ thuật thi công có liên quan đến xây dựng. Mục tiêu
-
Chương trình đào tạo Thạc Sĩ ngành Kinh tế xây dựng trang bị cho
học viên những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân và thái độ hành nghề
chuyên nghiệp để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng trong thời đại
mới. Các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế xây dựng tích hợp
việc giảng dạy kiến thức với thực hành kỹ năng, lồng ghép các trải nghiệm nghề
nghiệp thực tế nhằm mục đích hướng nghiệp, cũng như tạo ra sự hứng thú cho học
viên. Chương trình đào tạo Thạc Sĩ Kinh tế Xây dựng có phẩm chất đạo đức tốt;
có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý xây dựng; có
kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp.
-
Theo học ngành này, học viên còn được rèn luyện những kỹ năng
mềm cần thiết trong công việc như: kỹ
năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin; có kỹ năng giao tiếp xã hội cần
thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc
tế; có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản lý
xây dựng.
-
Sau khi hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Kinh tế xây dựng học
viên được đánh giá và được cấp tấm bằng thạc sĩ. Những học viên này tham gia
vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và được lựa chọn vào nhiều vị
trí chủ chốt trong nhà nước cũng như các công ty, tập đoàn lớn.
II/
Cơ hội việc làm
Những năm trở lại đây, toàn cầu hóa bùng
nổ, kinh tế ngày một đi lên kéo theo đó là các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu
quan tâm đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Đây là cơ hội tốt cho nguồn
nhân lực được đào tạo chuyên sâu như Thạc sĩ Kinh tế xây dựng có điều kiện thể
hiện bản thân thông qua nhiều vị trí quan trọng để đóng góp vào nền kinh tế. Vị
trí mà những thạc sĩ này hướng đến như trở thành chuyên viên tư vấn đầu tư, đấu
thầu, lập và quản lý dự án, giám sát thi công cho các công ty, tập đoàn xây dựng;
chuyên gia thuộc các Phòng – Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu
tư; chủ trì chuyên gia quản lý dự án xây dựng; thanh tra, giám sát quá trình
quyết toán của các công trình xây dựng; trở thành giảng viên chuyên ngành tại
các trường đại học cao đẳng,.. Tùy vào vị trí khác nhau mà họ sẽ nhận được
những mức lương phù hợp.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
–
Làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như Sở Xây dựng, Sở
Kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án xây dựng, các
Phòng Quản lý xây dựng của các quận, huyện…
–
Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp
xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản.
–
Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp
dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng.
–
Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.
–
Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công
trình.
– Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
III/ Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại
Trường Đại học Công nghệ GTVT
III.1 Nền tảng chương trình
Học viên Thạc Sĩ ngành kinh tế xây dựng
của trường Đại học công nghệ GTVT được trang bị những kiến thức trong các lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về cơ sở kỹ thuật, kỹ thuật và công
nghệ xây dựng, kiến thức về tài chính, kinh tế và quản lý các hoạt động trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, Học viên có:
1)
Trình độ lý luận, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên
ngành đào tạo.
2)
Hiểu biết về kết cấu; trình tự, biện pháp tổ chức thi công các công trình xây
dựng.
3)
Kiến thức về tài chính- kế toán trong doanh nghiệp và ứng dụng để thực hành các
nghiệp vụ về quản lý tài chính và kế toán trong doanh nghiệp xây lắp.
4)
Kiến thức khoa học về kinh tế, quản lý và ứng dụng vào việc phân tích, đánh giá
hiệu quả đầu tư xây dựng, hiệu quả kinh tế của các giải pháp thiết kế, công
nghệ kỹ thuật thi công xây dựng công trình.
5)
Khả năng thu thập thông tin, gia công, sử lý phân tích thông tin nhằm đánh giá
hiện trạng, dự báo triển vọng về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp xây dựng.
6)
Khả năng tiếp cận các kiến thức về công nghệ cần thiết cho công tác tư vấn,
giám sát, quản lý dự án xây dựng.
7)
Năng lực thiết kế và tổ chức điều hành một hệ thống, một thành tố của hệ thống
hay một quá trình sản xuất, có khả năng phối hợp để làm việc theo nhóm có hiệu
quả.
7)
Sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng như kế toán, dự toán, quản lý dự án...
8)
Khả năng sử dụng ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của công việc chuyên môn.
9)
Năng lực tiếp thu, cập nhật kiến thức, có kỹ năng để thích nghi với sự biến
động của môi trường hoạt động, sự phát triển của Khoa học- Công nghệ trong lĩnh
vực nghề nghiệp của mình.
10) Ý thức công dân, có trách nhiệm và
đạo đức nghề nghiệp.
III.2 Chương trình học toàn khóa