ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC TỪ XA
I/ Thực tế và xu hướng phát triển Đào tạo từ xa các Trường Đại học
hiện nay
1/ Thực trạng ĐTTX bậc đại học ở nước ta
Đối với nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đào tạo mở và từ xa không chỉ là giải
pháp toàn cầu, là phương thức giáo dục có triển vọng nhất ở thế kỷ XXI, mà còn
là phương thức hỗ trợ việc xây dựng xã hội học tập, là công cụ để học tập suốt
đời.
Trong những
năm qua, hệ thống ĐTTX bậc đại học ở nước ta đã góp phần tích cực trong việc
nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Loại hình này đã góp phần thực
hiện bình đẳng trong giáo dục, tạo cơ hội cho người dân được học suốt đời, khắc
phục được những khó khăn về khoảng cách địa lý giữa người học với trung tâm văn
hóa, cơ sở giáo dục, thực hiện chính sách dân tộc và công bằng xã hội về giáo dục.
Người học tận dụng được nhiều kênh thông tin để tiếp cận kho tri thức nhân loại;
nhà trường bớt được chi phí xây dựng trường, lớp học.
Một số trường
trong hệ thống giáo dục đại học sau khi được Bộ GD-ĐT cấp phép đưa vào triển
khai đã tạo nên bước chuyển tích cực về việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất
nước, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ người học, góp phần tạo cơ hội
tốt cho người học cả về không gian và thời gian.
Trong quá
trình triển khai ĐTTX, các cơ sở đào tạo đại học đã có nhiều cố gắng trong công
tác tổ chức quản lý đào tạo, thi kiểm tra học phần, thi tốt nghiệp theo quy chế
của Bộ GD-ĐT. Công tác chuẩn bị học liệu bước đầu được triển khai khoa học, đầy
đủ, kịp thời, công tác tư vấn được thực hiện nhằm giúp học viên nhanh chóng hội
nhập với phương thức đào tạo mới. Với tính ưu việt của loại hình ĐTTX, đối tượng
những người còn khó khăn, chưa có điều kiện đi học thuộc các địa bàn vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được giải quyết phần nào. Tại các tỉnh,
thành phố lớn, đối tượng những người đi làm, đã có việc làm và những người muốn
học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc cũng đã được
tiếp cận với ĐTTX, giúp họ giải quyết được các khó khăn về mặt không gian, thời
gian.
ĐTTX là loại
hình mà trong đó người dạy và người học gián cách nhau về không gian và thời
gian trong phần lớn quá trình đào tạo. Vì vậy, sự truyền tải thông tin giữa thầy
và trò chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống học liệu được biên soạn và chuẩn
hoá.
2/ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTTX bậc Đại học
Hướng tới một
loại hình ĐTTX có chất lượng, đáp ứng nhu cầu về đào tạo và cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế về
ĐTTX, ĐTTX nước ta cần có một tầm nhìn, một hướng đi đúng đắn.
Thứ nhất, cần
nghiêm túc tổ chức tổng kết kết công tác ĐTTX, tổng hợp ý kiến của các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là ý kiến các cơ sở giáo dục đại học có
ĐTTX để thấy rõ được thực trạng của công tác này thời gian qua. Qua đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm cho việc triển khai công tác ĐTTX trong thời gian tiếp
theo.
Thứ hai, coi
trọng vấn đề học tập và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm ĐTTX của các nước đã
có nhiều thành tựu trong công tác này. Việc sao chép một mô hình đào tạo ở nước
ngoài là vô cùng dễ dàng, tuy nhiên, áp dụng mô hình ấy để có một kết quả tốt lại
là đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng, áp dụng hợp lý, khoa học.
Cần lấy xuất
phát điểm là văn hóa, kinh tế, chính trị, bối cảnh giáo dục của nước nhà làm cơ
sở cho việc tiếp thu và áp dụng mô hình giáo dục. Cần tính đúng, tính đủ các
thành tố làm nên thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, khi đó chúng ta mới
có được một sự ứng dụng mô hình thành công, có giá trị thúc đẩy sự phát triển của
nền giáo dục trong nước.
Thứ ba,
tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức
của toàn xã hội về tính ưu việt cũng như những giá trị to lớn mà công tác ĐTTX
mang lại; góp phần tạo cơ sở quan trọng để tiến hành triển khai loại hình đào tạo
này có hiệu quả.
Thứ tư, xuất
phát từ thực trạng ĐTTX của nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập cho thấy,
cần có một bước chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, cơ sở học liệu, đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý... trước khi triển khai sâu rộng loại hình đào tạo này. Tận dụng
và phát huy tối đa những mặt tích cực của công nghệ hiện đại (công nghệ thông
tin, máy tính, Internet...) trong ĐTTX. Cần có lộ trình, các bước triển khai hợp
lý, rút ra những kinh nghiệm và bài học kịp thời trong từng giai đoạn, tiến tới
có sự áp dụng phổ biến sâu rộng.
Thứ năm, phải
có quy chế phù hợp cho loại hình ĐTTX. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá khách quan, nghiêm túc đối với chất lượng ĐTTX, chất lượng học tập của
người học, chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo và chất lượng quản lý của
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục để có sự điều chỉnh kịp thời./.
II/ Học e- learning như thế nào
E- learning là gì?
Học tập trực
tuyến (hay còn gọi là eLearning/ online learning) là phương thức học tập có sử
dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa
người học với nhau và với giảng viên.
Ưu điểm đối với người học
1.
Học tập mọi lúc, mọi nơi; Việc trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức
theo yêu cầu. Sinh viên có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu như văn
phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7
ngày trong tuần, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
2.
Tiết kiệm chi phí đi lại.
3.
Sinh viên chỉ bắt buộc phải đi thi tập trung tại đại điểm của nhà trường.
4.
Tiết kiệm thời gian so với phương thức giảng dạy truyền thống: do rút giảm
sự phân tán và thời gian đi lại.
5.
Linh hoạt: Sinh viên có thể đăng ký bao nhiêu khóa học mà việc học cần,
có thể tự điều chỉnh thời gian, tốc độ học theo khả năng và có thể tự tham khảo,
nghiên cứu thêm thông qua các ngườn tài liệu được hướng dẫn tham khảo.
Được hỗ trợ:
Với hệ thống công nghệ eLearning, sinh viên dễ dàng theo dõi tiến bộ học tập, kết
quả học tập, được hỗ trợ giải đáp thông tin kịp thời.
Phương pháp học E-Learning
Trước khi
tham gia học tập trên hệ thống e-learning, sinh viên được tư vấn, hướng dẫn
phương pháp học e-learning, hướng dẫn sử dụng hệ thống e-learning và chuẩn bị
các thiết bị học tập. Sinh viên đăng ký kế hoạch và được cấp tài khoản học tập.
Phương tiện
học tập chủ yếu là máy tính kết nối mạng. Trong quá trình học tập, sinh viên được
đội ngũ cán bộ quản lý, theo dõi quá trình học tập, hỗ trợ phương pháp học, các
thủ tục hành chính, các vấn đề kỹ thuật.
• Học
lý thuyết/ Tự nghiên cứu học liệu: Sinh viên tự học, tự nghiên cứu học liệu
trên hệ thống (bài giảng điện tử, bài giảng text), sách/giáo trình in ấn và tài
liệu tham khảo tại Thư viện số của nhà trường. Sinh viên sử dụng máy tính kết nối
mạng chủ động học tập.
• Thảo
luận/ trao đổi giải đáp thắc mắc: Sinh viên thảo luận, trao đổi, đặt các câu hỏi
với giảng viên và thảo luận với nhau thông qua Diễn đàn môn học hoặc tại các buổi
học trực tuyến trên mạng (lớp học Vclass). Sinh viên có thể trao đổi trực tiếp
với giảng viên bằng hình ảnh qua webcam, bằng tiếng nói hoặc bằng bàn phím,
theo buổi định kỳ hang tháng trên lớp Vclass. Sinh viên lưu ý: cần tích cực
tham gia diễn đàn lớp môn trong suốt quá trình học tập để trao đổi, thảo luận,
tiếp nhận từ giảng viên các tài liệu học tập hỗ trợ ngoài các tài liệu chính;
tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, các buổi học Vclass để ôn tập kiến thức đã
học, trao đổi thảo luận với giảng viên và cập nhật các nội dung kiến thức mới.
Trong quá trình học, sinh viên có nhu cầu học tập trung có thể đăng ký theo
nhóm/ lớp thông qua CVHT để nhà trường bố trí tổ chức lớp.
• Làm
bài tập, thực hành: Mỗi học phần có các bài tập, các video hướng dẫn thực hành
để sinh viên luyện tập, thực hành. Các bài luyện tập theo hình tức trắc nghiệm.
Kiểm tra
đánh giá, thi kết thúc học phần: Sinh viên làm các bài kiểm tra dưới hình thức:
trắc nghiệm, bài kiểm tra tự luận, bài tập nhóm, bài tập kỹ năng (SV làm và nộp/trình
bày trên hệ thống), bài kiểm tra trên lớp,… (tùy theo yêu cầu của mỗi học phần
được nêu tại Kế hoạch học tập lớp môn) để tính điểm kiểm tra.
Thi hết học phần
Các hình thức
thi: thi tập trung tại Trạm đào tạo, nộp sản phẩm bài tập nhóm, bài tập lớn hoặc
thi trực tuyến (tùy theo học phần). Thời giant hi kết thúc học phần/môn học (dự
kiến) được thông báo cho sinh viên trê kế hoạch học tập của học phần/môn học.
Trước ngày thi 1 tuần, sinh viên được thông báo lịch thi cụ thể cho từng học phần/môn
học và danh sách dự thi. Sinh viên có thể ôn tập về môn học với các câu hỏi,
tài liệu ôn tập trên hệ thống và tham gia ôn tập tại buổi VClass. Lưu ý: Đề thi
không sử dụng bộ câu hỏi ôn tập, nội dung câu hỏi thi trong phạm vi kiến thức
đã học mà học liệu và giảng viên đã cung cấp.
Điều kiện dự thi kết thúc học phần
·
Sinh viên đủ điều kiện học tập(hồ sơ, quyết định trúng tuyển, quyết định
công nhận sinh viên)
·
Sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu trên Kế hoạch học tập
học phần/môn học;
·
Nộp đầy đủ học phí theo thời gian quy định.
Cách đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên (điểm tổng
kết học phần) được đánh giá qua các điểm thành phần gồm: điểm quá trình, điểm
kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần. Điểm thi kết thúc học phần được tính
tùy theo yêu cầu của mỗi môn học (thông tin trên Kế hoạch học tập lớp môn).
Tốt nghiệp
Điều kiện xét tốt nghiệp:
• Sinh
viên đã được xét tuyển vào hệ đại học từ xa và đủ thời gian đào tạo tối thiểu
theo qui định;
• Hoàn
thành chương trình học tập đại học theo quy định;
• Chấp
hành đầy đủ các qui định về việc nộp học phí, lệ phí.
• Hội
đồng xét tốt nghiệp của nhà trường sẽ ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho
sinh viên đủ điều kiện. Danh sách sách sinh viên tốt nghiệp được đăng tải trên
website hoặc thông báo qua Cố vấn học tập.
III/ Học E-learning: Các hỗ trợ và dịch vụ dành cho sinh viên học e
– learning
Cố vấn học tập
Cố vấn học tập có nhiệm vụ:
1.
Tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập:
• Phổ
biến các quy định, quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của sinh viên;
• Tư
vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến;
• Hướng
dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập;
• Trả
lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm
vi thẩm quyền; (không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến
thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên).
2.
Quản lý quá trình học tập của sinh viên:
• Quản
lý quá trình học tập của sinh viên trong từng kỳ học, nhắc nhở sinh viên thực
hiện nhiệm vụ học tập;
• Quản
lý kết quả học tập của sinhviên.
• Giải
quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên.
• Cử
Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp;
hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của nhà trường.
• Đề
xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên với Nhà trường.
Học liệu và môi trường học tập trực tuyến:
Học liệu được
biên soạn dành cho người tự học với nội dung được trình bày cô đọng, xúc tích,
dễ tiếp thu; học liệu được trình bày dưới nhiều dạng (Richmedia, Mp3, text) để
thuận tiện cho người đọc, người học có thể xem trực tiếp trên mạng hoặc tải miễn
phí về máy tính cá nhân để đọc. Các bài giảng trực tuyến đều được ghi lại để
sinh viên không tham gia buổi học trực tuyến cũng có thể vào xem. Học liệu cho
đào tạo e-learning bao gồm hệ thống học liệu điện tử theo chuẩn qui định của
trường được cung cấp miễn phí cho sinh viên, về cơ bản gồm:
• Bài
giảng đa phương tiện (Richmedia)
• Kế
hoạch học tập, tài liệu hướng dẫn học tập môn học
• Giáo
trình điện tử (ebook), tài liệu text
• Bài
giảng phiên bản audio
• Bài
giảng video
• Bài
ghi lại trên lớp học trực tuyến (Virtualclassroom)
• Ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến
• Bài
tập tình huống, chủ đề thảo luận
• Giáo
trình in ấn (sinh viên đăng ký mua)
Học liệu
cho môn học được xây dựng căn cứ vào đề cương chi tiết môn học trong chương
trình đào tạo, dựa trên giáo trình của nhà trường, được nghiệm thu về nội dung
và kỷ thuật theo qui định của Trường. Môi trường học tập trực tuyến gồm có
thành phần sau:
• Lớp
học trực tuyến đăng tải các nội dung học tập (học liệu), nhiệm vụ học tập.
• Diễn
đàn trên mạng để trao đổi, thảo luận với giảng viên và các bạn trong lớp.
• Lớp
học trực tuyến đồng bô VClass theo lịch học
• Các
hình thức hỗ trợ kỹ thuật: hệ thống H113, điện thoại, thư điện tử (email), tin
nhắn
• Trang
web thông tin
• Trang
thông tin cá nhân
• Kết
quả học tập cập nhật ngay trên hệ thống
Môi trường
học tập trực tuyến được xây dựng trên hạ tầng công nghệ đào tạo e-learning đảm
bảo đầy đủ các yêu cầu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (theo thông tư 12/2016/TT-BGDDĐT
ngày 22/4/2016).
Quản lý sinh viên
• Lớp
quản lý: hình thảnh tử đầu khóa học cho đến cuối khóa học dưới sự quản lý của Cố
vấn học tập/Chủ nhiệm lớp. Mục đích của lớp quản lý là để duy trì những sinh hoạt
đoàn thể, lao động, xét kết quả rèn luyện, phổ biến những thông tin của nhà trường
đến sinh viên.
• Nhóm:
Các lớp quản lý được chia thành các nhóm. Mục đích để các thành viên trong nhóm
hỗ trợ nhqau trong việc học tập, duy trì các hoạt động đoàn thể, xét khen thưởng
trong nhóm làm căn cứ xét khen thưởng toàn lớp, hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành
bài tập nhóm.
• Lớp
môn học: những sinh viên theo học cùng một học phần trong cùng một học phần/môn
học trong cùng một khoảng thời gian, cùng một giảng viên. Lớp học có thể thay đổi
trong quá trình học, phụ thuộc vào đặc thù, yêu cầu của từng môn học.
Cung cấp và hổ trợ thông tin
Từ khi đăng
ký đến khi vào học, sinh viên được cung cấp, tư vấn và hỗ trợ đầy đủ thông tin
liên quan đến việc học tập.
Sinh viên
được thông báo đầy đủ, kịp thời các thông tin về lớp học, nhiệm vụ học tập, về
kế hoạch, lịch học và thi hết môn, các thông báo… Sinh viên được giải đáp các
thắc mắc trong vòng 72 giờ về kiến thức chuyên môn, thủ tục giáo vụ và vấn đề kỹ
thuật. Sinh viên được cung cấp các công cụ để trao đổi và học tập như diễn đàn
thảo luận môn học, thư điện tử.
Hỗ trợ kỹ thuật
Trước khi bắt
đầu học các môn học trong chương trình, sinh viên được hướng dẫn:
• Cách
đăng nhập và học tập trên công nghệ eLearning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp)
• Chuẩn
bị phương tiên học tập (máy vi tính, đường trường, thiết bị…);
• Cách
học tập hiệu quả
Giải quyết các thủ tục hành chính
Sinh viên
đăng ký kế hoạch học tập vào đầu khóa học và trước mỗi kỳ học, nộp cho Cố vấn học
tập/Chủ nhiệm lớp.
Sinh viên
được giải quyết các thủ tục hảnh chính: chuyển lớp, chuyển ngành học, chuyển địa
điểm học, đăng ký xét tuyển học phần, xác nhận sinh viên, bảo lưu kết quả học tập,
tiếp tục theo học, hoãn thi, đăng ký thi lại, đăng ký ngành học thứ hai, chuyển
đổi phương thức học tập, đăng ký địa điểm thi kết thúc học phần …
Chuyển đổi phương thức học tập
Sinh viên
đang theo học phương thức eLearning nếu có nhu cầu và nguyện vọng được tạo điều
kiện đăng ký chuyển đổi phương thức đào tạo từ xa truyền thống.
Đồng thời.
chương trình E-learning cũng tiếp nhận các sinh viên chuyển đổi phương thức học
tập từ xa truyền thống sang phương thức e-learning.
Thủ tục:
Sinh viên làm đơn xin chuyển đổiphương thức học tập theo hướng dẫn, có xác nhận
của nơi đang học, kèm tho bảng điểm xác nhận các môn đã học và quyết định đầu
vào.
Đào tạo trực
tuyến là một xu thế phát triển không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, hướng
tới xã hội hóa học tập, nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi người học
có thể học mọi lúc mọi nơi. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống
không có được. Tuy nhiên, để phát triển hình thức đào tạo này, đòi hỏi cần có sự
phối hợp làm tốt các giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các trường đại
học, đội ngũ giảng viên và ý thức, trách nhiệm của người học.