Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế - Tìm hiểu đào tạo
Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế.
1/Đối tượng nào nên tham
gia đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế
• Cán bộ làm công tác
quản lý trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và dịch vụ công;
• Cán bộ đang làm trong
cơ quan quản lý kinh tế – xã hội ở các địa phương nhưng chưa được đào tạo chính
quy về kiến thức quản lý kinh tế;
• Những người dự định
sẽ làm việc trong khu vực nhà nước muốn trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn
về quản lý kinh tế và kỹ năng thiết yếu để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao
• Những người đang làm
việc hoặc có dự định sẽ làm việc cho các khu vực tư nhân trong các lĩnh vực có
liên hệ chặt chẽ với khu vực nhà nước
• Những người muốn
trang bị các kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội và các phương pháp phân tích
nhằm phục vụ nhu cầu học tập cao hơn ở bậc nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế
phát triển.
2/Chương trình Thạc sĩ
Quản lý kinh tế là gì?
Đây là chương trình đào tạo sau đại học chuyên
ngành về quản lý kinh tế, giúp học viên tiếp cận được những nguồn kiến thức về
kinh tế , có cái nhìn toàn diện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lý
kinh tế xã hội hiện đại.
Chương trình bổ sung và nâng cao kỹ năng phân
tích, đánh giá, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội, phát huy và sử dụng
hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào thực hiện các công việc
quản lý cụ thể, làm chủ các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
3/Mục tiêu đào tạo thạc sĩ
quản lý kinh tế
Trang bị cho các nhà quản lý khu vực công kiến
thức tổng quát và chuyên sâu về kinh tế ứng dụng cho quản lý ở tầm vĩ mô.
Chương trình cũng trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách cho các
nhà quản lý của khối doanh nghiệp và các tổ chức tư.
Chương trình học thạc sĩ kinh tế không chỉ
cung cấp kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách kinh tế mà còn bổ sung các
kiến thức tổng quát về luật, tài chính công và quản lý dự án. Do đó, nó sẽ giúp
người học có thể ứng dụng kiến thức kinh tế một cách hiệu quả và sáng tạo vào
các tình huống quản lý nhà nước cụ thể.
Kết thúc chương trình các bạn sẽ am hiểu và có
thể vận dụng tốt kiến thức kinh tế trong thiết kế, điều hành và thực thi các
chính sách quản lý kinh tế – xã hội; có thể chủ động phân tích, đánh giá và đề
xuất các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương.
3.1/Lợi ích khi học Thạc sĩ Quản lý kinh tế
+ Nâng cao kiến thức chuyên môn
Chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế giúp học
viên tích lũy và nâng cao kiến thức chuyên môn về quản lý kinh tế bao hàm các
nội dung chuyên sâu về quản lý các tổ chức công (thông qua các học phần Quản lý
công và lãnh đạo hay Quản trị chiến lược trong các tổ chức công, Quản lý tài
chính công…) và các nội dung chuyên sâu về quản lý chiến lược thông qua các học
phần như Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao, Nhà nước thị trường và quản trị
quốc tế… Từ đó, người học sẽ hiểu và ứng dụng được kiến thức để tổng hợp, phân
tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế tại các đơn vị
công tác và thực hành tốt các công việc cụ thể về quản lý kinh tế.
+ Có tầm nhìn bao quát về kinh tế
Học viên chương trình Thạc sĩ quản lý kinh tế
có khả năng phát hiện và tổ chức các công việc trong hoạt động quản lý kinh tế,
phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc
thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị kinh tế… Bên cạnh đó, chương trình đào tạo mang đến cho các học
viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng để có năng lực phát hiện và giải quyết các
vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả
năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc
có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn.
+ Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
Học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản
lý kinh tế được trang bị các kỹ năng như năng lực lập luận, tư duy theo cách
tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực
quản lý kinh tế. Học viên có năng lực áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực
tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách…
+ Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế tại các cơ
quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành và địa phương: Có năng lực hoạch định,
triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đây chính là một nguồn nhân lực quan
trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà quản lý kinh tế tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có kỹ năng
triển khai các công cụ quản lý kinh tế vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản
lý, có thể đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước, các
chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ
chức công và tư, góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý kinh tế
ngày càng hiệu quả hơn.
Các chuyên gia tư vấn thực thi chính sách cho
các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng phân tích chính sách, trên cơ sở
đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các
chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.
3.2/Yêu cầu đầu ra sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo thạc sĩ quản
lý kinh tế
Học viên tốt nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn sau:
– Về kiến thức:
• Nắm vững kiến thức
tổng quát về kinh tế và quản lý nhà nước
• Có đủ kiến thức
chuyên môn về kinh tế ứng dụng trong quản lý nhà nước và và tổ chức tư nhân
• Nắm vững và vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các kiến thức giúp hoạch định và thực thi các chương trình,
dự án phát triển kinh tế địa phương; am hiểu mối quan hệ giữa chính sách và
hoạt động của doanh nghiệp.
– Về kỹ năng:
• Quản lý và thực thi
các chính sách kinh tế – xã hội các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và dịch vụ công ở các địa phương
• Xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương sau khóa đào tạo thạc sĩ quản lý
kinh tế
• Thiết lập, thẩm định
và đánh giá các dự án phát triển
• Phân tích được mối
quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp
• Sử dụng thành thạo
các công cụ phân tích để có thể thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho việc ra
quyết định.
4/Khung chương trình
Thạc sĩ Quản lý kinh tế của Trường Đại học công nghệ giao thông vận tải