Chào mừng bạn đến với Web: DAOTAOBOIDUONGHCM.EDU.VN. Tháng 11-2024, Khai giảng các lớp học tại TP.HCM: 1/Các lớp thạc sĩ: QL Kinh Tế, QL Xây Dựng, Quản trị Kinh doanh, Kế toán; 2/Đại học ĐT trực tuyến: (vb 1, vb 2, LT); Thi đạt đủ môn được xét TNĐH– KG lớp học mới hàng tháng. Ngành ĐT: CN Luật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Kế toán...; 3/ Lớp BDNVSP GV ĐH, CĐ; Lớp BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV ĐH; 4/Trường Đại học Y tế Công cộng ĐT ngắn hạn cấp chứng chỉ Y tế tại TP.HCM :QL bệnh viện, PP n/c khoa học trong bệnh viện, sư phạm y khoa cơ bản, công tác XH trong bệnh viện, BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành Y tế; 5/BD Ngạch CVC, CV, BD Lãnh đạo, QL cấp phòng; 6/Thi và cấp CC tin học cơ bản/nâng cao 7/ Thi và cấp CC nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa/quốc tế; 8/ Thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh B1 9/ Điểm phát hành và nhận hồ sơ tại TP.HCM thông báo về việc xét tuyển nghiên cứu sinh năm 2024: Chương trình Đào tạo Tiến sĩ: Quản lý Kinh tế, Quản lý Xây dựng
>>TIN BÀI QUA ẢNH<<

TS Quản lý kinh tế - Tìm hiểu chương trình và kế hoạch đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

 


CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

 

1.            Chương trình đào tạo 

1.1.                Tên chương trình đào tạo, mã ngành

Chương trình đào tạo tiến sĩ Quản lý

kinh tế  - Mã ngành: 9310110

1.2.                Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo

- Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018;

- Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

- Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/09/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành điều lệ trường đại học;

- Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

- Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư 06/2018 /TT-BGDĐT BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ 

- Thông tư số 07/2015/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2015 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

- Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ;

- Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

- Căn cứ vào Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 về Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;  

- Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

- Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ;

- Căn cứ vào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ của xã hội;

- Căn cứ vào Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải;

- Căn cứ vào Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế của một số trường đại học;

- Căn cứ vào điều kiện đội ngũ, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có của trường

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

1.3. Tóm tắt chương trình đào tạo

+ Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra

- Về kiến thức:

- Có hệ thống kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học ngành Quản lý kinh tế;

- Có kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của ngành Quản lý kinh tế;

- Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới ứng dụng trong Quản lý kinh tế;

- Kiến thức về quản trị tổ chức trong Quản lý kinh tế.

- Về kỹ năng: 

Nghiên cứu sinh tốt nghiệp Quản lý kinh tế được nâng cao năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học, về khả năng độc lập nghiên cứu, về sáng tạo khoa học và công nghệ trong quản lý kinh tế.

+ Kỹ năng cứng.

+ Thu thập, phân tích, tổng hợp vấn đề thời sự trong lĩnh vực kinhh tế.

+ Phát hiện vấn đề mới và có giả thiết hóa được vấn đề mới phát hiện được

+ Xác định các giải pháp (vùng kiến thức, nhóm kỹ năng và các phương pháp khoa học tương ứng) liên quan tới các giả thuyết xung quanh vấn đề mới nói trên.

+ Phân tích, lựa chọn giải pháp có ưu thế giải quyết vấn đề mới và chứng minh tính đúng đắn của việc lựa chọn.

+ Thi hành giải pháp được lựa chọn để giải quyết vấn đề mới.

+ Diễn giải hệ thống và thuyết phục đối với các kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề mới.

+ Chủ trì được hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Kỹ năng mềm.

-  Lãnh đạo nhóm như tổ chức xây dựng, vận hành, phát triển và lãnh đạo nhóm nghiên cứu.

-  Khả năng truyền thông như phổ biến, truyền đạt ý tưởng khoa học và giải pháp công nghệ mới.

-  Trình độ ngoại ngữ như viết, phản biện, trình bày kết quả khoa học bằng tiếng Anh một cách chủ động và đáp ứng môi trường làm việc xuyên quốc gia.

+ Ngoại ngữ: 

Viết, phản biện, trình bày kết quả khoa học bằng tiếng Anh một cách chủ động Đáp ứng môi trường làm việc xuyên quốc gia.

Chuẩn đầu ra:

Sau khi hoành thành chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế, có khả năng:

+ Phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực Quản lý kinh tế nói riêng và các vấn đề kinh tế xã hội nói chung.

+ Dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Quản lý kinh tế.

-  Khối lượng kiến thức toàn khoá

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 100 tín chỉ đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành gần, 90 tín chỉ đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng.

Khối lượng tín chỉ phân bổ cho các khối kiến thức được trình bày ở bảng sau:

 



Ghi chú: “TC” là viết tắt của từ “tín chỉ”

1  - Ngành đúng là ngành Quản lý kinh tế; 

2  - Ngành gần là nhóm các ngành được quy định tại Thông tư số 25/2017/TTBGDĐT

2.                 Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

2.1. Kế hoạch tuyển sinh

+ Phương án tuyển sinh

Trường Đại học Công nghệ GTVT dự kiến tuyển sinh trình độ tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế  là 5 NCS

 Các năm tiếp theo tăng 2 NCS/1 năm

+ Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đối với người dự tuyển

Căn cứ Điều 7, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, người dự tuyển trình độ Tiến sĩ Quản lý kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: * Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

-                  Đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ Quản lý kinh tế;

-                  Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển; 

-                  Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

-                  Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

* Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau: 

-                  Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

-                  Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;  

-                  Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

*                 Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường Đại học Công nghệ GTVT đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ .

*                 Nhà trường quy định cụ thể yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác và những yêu cầu khác đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ.

+ Danh mục ngành phù hợp

Ngành đúng là ngành Quản lý kinh tế Ngành gần là các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, và theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xác định ngành đúng, ngành gần.

 

+ Danh mục các môn học bổ sung kiến thức

Người đăng ký dự tuyển tùy theo ngành tốt nghiệp thạc sĩ sẽ phải học bổ sung kiến thức theo khối lượng phù hợp các học phần do Hiệu trưởng quyết định

2.2. Kế hoạch đào tạo

 Kế hoạch đào tạo NCS ngành Quản lý kinh tế cụ thể như sau:




Danh sách giảng viên giảng dạy các học phần trình độ tiến sĩ:






Ghi chú: Giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Công nghệ GTVT có thể đảm nhiệm 100% chương trình đào tạo, tuy nhiên ở những năm đầu Trường sẽ mời thêm các Giáo sư, tiến sĩ chuyên gia đầu ngành về thỉnh giảng

 

2.3. Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo

           + Chiến lược phát triển đổi ngũ giảng viên, kế hoạch đầu tư, mua sắm tăng cường cơ sở vật chất, kế hoạch hợp tác quốc tế trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ

Nhà trường có kế hoạch, chiến lược phát triển đổi ngũ giảng viên theo từng giai đoạn và cụ thể hóa theo từng năm học Kết quả là số lượng GS, PGS, TS. của Trường tăng nhanh theo từng năm học Hàng năm Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ ở các khóa học ngắn hạn, trung hạn, học lỹ luận chính trị, học bổ sung kiến thức về an ninh - quốc phòng… Nhà trường luôn có chiến lược và thực hiện các bước đi kịp thời nhằm phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu khi tăng quy mô và đảm bảo điều kiện đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hàng năm Trường đều có kế hoạch đầu tư, mua sắm tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư chi phí đào tạo theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo và tương xứng với mức thu học phí của NCS, học viên, sinh viên

        Nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch cụ thể về hợp tác quốc tế trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ Đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực trao đổi giảng viên, NCS, học viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo và nghiên cứu khoa học

+ Dự kiến mức học phí/người học/năm

Mức thu học phí thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số 86/20150/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021 và các quy định hiện hành


Tìm hiểu thêm:


- Thông báo xét tuyển nghiên cứu sinh năm 2024

- Tìm hiểu chương trình và kế hoạch đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý Xây Dựng