Tìm
hiểu Chương trình đào tạo thạc sĩ
Ngành
tổ chức và quản lý vận tải
1. Mục
tiêu đào tạo
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, nhu cầu tuyển
dụng các nhà lãnh đạo có chuyên môn về lĩnh vực tổ chức quản lý vận tải, quản
lý chuỗi cung ứng và logistics ngày một tăng cao tại công ty lớn ở Việt Nam
cũng như khu vực ASEAN.
Ngành Tổ chức và quản lý vận tải cung cấp kiến thức chuyên ngành
về tổ chức vận tải đa phương thức, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh vận tải,
chiến lược sản xuất kinh doanh vận tải và quản lý chất lượng dịch vụ vận tải.
Đồng thời, chương trình đặt mục tiêu đào tạo được những chuyên gia có khả năng
quản lý quy trình sản xuất và phân phối hàng hóa, đưa ra chiến lược vận chuyển
hàng hóa một cách hiệu quả, tạo ra những giá trị gia tăng làm hài lòng khách
hàng của một thương hiệu hay doanh nghiệp.
2. Nội
dung đào tạo
Theo học ngành Tổ chức và quản lý vận tải, học viên có thể lựa
chọn được đào tạo chuyên sâu hơn một trong hai chuyên ngành: Tổ chức và quản lý
vận tải, hoặc Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Nội dung đào tạo hai chuyên
ngành chủ yếu khác biệt ở các học phần chuyên ngành.
Chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận tải cung cấp những kiến thức
về tổ chức vận tải, công nghệ vận tải, quy hoạch và quản lý giao thông đô thị,
phân tích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp vận tải giúp học viên có thể
thực hiện tốt vai trò quản lý sau khi tốt nghiệp.
Thông qua chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, học
viên sẽ có được nền tảng vững chắc trong lĩnh vực cung ứng và hậu cần, vận tải
và giao nhận bao gồm giám sát quy trình, vận chuyển, phân phối, thiết kế và
quản lý chuỗi cung ứng cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết khác để tiến
xa trong ngành.
3. Thời
gian đào tạo
- Hình thức đào tạo tập trung: thời gian đào tạo
là 2 năm;
- Hình thức đào tạo không tập trung: thời gian
đào tạo là 2,5 năm (nhưng tổng thời gian tập trung để hoàn thành chương trình
không được vượt quá 2 năm).
4. Điều
kiện văn bằng
- Đối với học viên đã tốt nghiệp đại học chuyên
ngành đúng, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình
độ thạc sĩ không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển;
- Đối với học viên đã tốt nghiệp đại học chuyên
ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ phải học bổ
sung kiến thức trước khi thi tuyển.
5. Điều
kiện tốt nghiệp
- Hoàn thành chương trình đào tạo với điểm trung
bình chung các học phần đạt từ 5.5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở
lên (theo thang điểm chữ) trong thời gian quy định;
- Bảo vệ luận văn đạt điểm từ 5,5/10 trở lên;
- Đạt được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo
quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
- Chấp hành đúng các quy chế, qui định do Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Đại học Công nghệ Giao thông vận
tải đã ban hành
6. Chương
trình học