Tìm hiểu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành quản lý xây dựng
1. Vì sao nên học ngành Thạc sĩ Quản lý xây
dựng?
Ngành xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, các tổ chức từ cơ quan
quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp xây dựng có quy mô từ lớn đến nhỏ đều có
nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ cao, đặc biệt là có năng lực tổng hợp cả
về kinh tế, kỹ thuật và quản lý trong xây dựng. Vì vậy, có bằng Thạc sĩ quản lý
xây dựng sẽ tạo cơ hội lớn cho sự nghiệp của người học..
Chương trình đào tạo của ngành đã được kiểm định chất lượng đào
tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.
Mục tiêu đào tạo
·
Trang
bị những kiến thức nâng cao – cốt lõi ở mảng quản lý xây dựng bao gồm
quản lý dự án, kinh tế xây dựng và quản lý doanh nghiệp; đồng thời huấn luyện
những kỹ năng cần có cho học viên để trở thành những nhà quản lý năng động, có
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và thành công
trong môi trường cạnh tranh và hội nhập;
·
Xây
dựng nền tảng kiến thức vững chắc để học viên có thể tiếp tục tự đào tạo, phát
triển năng lực cá nhân và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi
trường làm việc.
3.
Cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp
Học viên sau khi tốt
nghiệp chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng có thể làm việc:
·
Chỉ huy
trưởng/ Chỉ huy phó công trình xây dựng;
·
Chuyên
gia tư vấn, giám đốc quản lý dự án;
·
Chuyên
gia quản lý công nghệ, năng suất và an toàn lao động trong xây dựng;
·
Chuyên
gia tư vấn giám sát hoặc quản lý chất lượng công trình;
·
Chuyên
gia quản lý chi phí và tài chính, đấu thầu và hợp đồng trong xây dựng;
·
Chuyên
viên hoặc lãnh đạo sở ban ngành xây dựng (phòng quản lý đô thị, phòng xây dựng
cơ bản, …);
·
Trưởng/
Phó ban quản lý dự án, phòng đầu tư xây dựng, phòng kinh tế đầu tư;
·
Chuyên
gia kinh doanh và quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất xây dựng (công ty sản
xuất thép, công ty sản xuất vật liệu xây dựng, công ty kinh doanh bất động sản,
…);
Đây là ngành học có sự kết hợp hài hoà giữa 3 khối kiến thức kỹ
thuật, kinh tế và quản lý do đó cung cấp khối lượng kiến thức, kỹ năng phong
phú, đa dạng. Người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc trong lĩnh
vực kinh tế và quản lý xây dựng, có phương pháp làm việc khoa học, biết phân
tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
Quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng; định giá,
thẩm định, thẩm tra dự toán, giá xây dựng, dự án đầu tư xây dựng tại các cơ
quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện quản lý đầu tư và
xây dựng;
Tư vấn về định giá, phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh
tế xã hội, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư xây dựng cho các doanh nghiệp
xây dựng, đơn vị tư vấn đầu tư, xây dựng; kiểm toán trong xây dựng;
Nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và quản
lý trong xây dựng.
4. Kế hoạch học tập lớp thạc sĩ chuyên ngành quản lý xây dựng
|