CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
CAO HỌC NGÀNH THÚ Y (VETERINARY
MEDICINE)
MÃ SỐ 60.62.50
1. Mục tiêu đào tạo
(1) Nắm vững nguyên lý, kiến
thức chuyên sâu của ngành thú y để phát hiện và ngăn ngừa
dịch bệnh, bảo vệ
đàn gia súc, kiểm tra, phòng chống những bệnh truyền
từ động vật sang người.
(2) Có hiểu biết đầy đủ về mối tương quan của ngành thú y với các ngành khác
trong việc sử dụng thuốc, bảo vệ sinh thái môi trường, bảo đảm an toàn các sản
phẩm động vật và y tế cộng đồng.
(3) Có khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ
ngành nghề thú y trên nhiều lĩnh vực khác nhau (nghiên cứu, giảng dạy, phòng
chống, chẩn đoán và điều trị bệnh động vật).
Tùy theo từng định hướng,
sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ có:
- Kiến
thức: vững vàng về tổ chức thí nghiệm/khảo sát và phân tích số liệu, kiến thức
về những tiến bộ trong vi sinh vật học, kí sinh học, miễn dịch, dịch tễ bệnh
truyền lây, bệnh nội khoa, bệnh sinh sản, chẩn đoán và chữa bệnh vật nuôi, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Kỹ
năng: thành thạo trong phát hiện, đánh giá mầm bệnh và những nguy cơ lan truyền
bệnh bằng phương pháp truyền thống và hiện đại; có khả năng phác thảo các
chương trình phòng chống bệnh tại cơ sở.
- Thái
độ: nhạy bén, trung thực và chính xác trong phát hiện mầm bệnh; có ý
thức trách nhịêm với cộng đồng trong việc ngăn chặn và thanh toán sự lan truyền
mầm bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, cộng đồng và môi trường.
2. Chương trình đào tạo
(45-48 tín chỉ)
- Lý
thuyết và thực hành: 36-39 tín chỉ (bắt buộc 22-25 TC, Tự chọn 12-14 TC)
- Luận
văn tốt nghiệp: 9 tín chỉ
Tiếng
Anh: TOEFL 450 điểm/ IELTS 5.0/ iBT 45 điểm là điều kiện để tốt
nghiệp.
Chuyên
ngành chỉ là gợi ý định hướng cho các nghiên cứu.
Học
viên có thể tự chọn các môn thuộc nhóm chuyên ngành hoặc ngành khác (ví dụ,
kinh tế hoặc thủy sản).
1
tín chỉ lý thuyết tương đương 15 tiết, 1 tín chỉ thực hành tương đương 30 tiết.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
CAO HỌC NGÀNH THÚ Y (VETERINARY
MEDICINE)
MÃ SỐ 60.62.50
Các chữ viết tắt: NCKH,
nghiên cứu khoa học; SH, sinmh học; NC, nâng cao; TY, thú y; KST, kí sinh
trùng; CNSH, công nghê sinh học; QL, quản lý; BTN, bệnh truyền nhiễm; CĐ,
chuyên đề; TC, tín chỉ; LT, lý thuyết; TH, thực hành; BL&CB, bệnh lý và
chữa bệnh; VSV, vi sinh vật; KST, kí sinh trùng; BSS, bệnh sinh sản, HK, học
kỳ.
(1) Phụ
thuộc vào thời điểm kết thúc đề tài của luận văn thạc sĩ
(*) Môn tự chọn do cố vấn học tập hướng dẫn hoặc GV hướng dẫn luận văn thạc sĩ quyết định.